Cây thanh long thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ Nam Mỹ ( cụ thể là Mexico). Nó có tên tiếng anh là Pitaya hoặc Dragon Fruit. Hiện nay được trồng nhiều nơi trên thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc,... Lúc đầu, giống cây này được nhập về Việt Nam từ thời thuộc địa Pháp, chủ yếu là dùng làm cây cảnh. Vào đầu những năm 1990 mới được nhân rộng sản xuất cho đến ngày nay. Tại Việt Nam, cây thanh long được trồng chủ yếu tại Bình Thuận, Long An, Tiền Giang,...
Quả thanh long rất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Vì mùi vị ngon ngọt của nó, cũng như khả năng giải nhiệt rất tốt. Mùa hè nắng nóng mà ăn quả thanh long thì rất là tuyệt vời. Ngoài ra, nó là một trong những quả không thể thay thế khi làm mâm ngũ quả cúng ông bà. Với màu đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc và đầy đủ.
Hiện nay có tổng cộng 4 loại thanh long được trồng phổ biến tại Việt Nam gồm :
- Thanh Long Ruột Trắng : Loại này có vỏ màu đỏ, ruột màu trắng được trồng chủ yếu ở Bình Thuận. Nơi này cũng cho chất lượng trái ngon nhất.
- Thanh Long Ruột Đỏ : Loại này có vỏ màu đỏ, ruột màu đỏ khi chín. Được trồng nhiều nơi tại Việt Nam, đây cũng là giống phổ biến nhất được người nông dân ưa chuộng trồng. Loại này cũng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng.
- Thanh Long Tím Hồng : Loại này có vỏ màu đỏ, ruột màu tím hồng. Đây là giống được lai tạo giữa ruột trắng và ruột đỏ. Cho năng suất trái tốt hơn hai loại kể trên. Đây là giống mới nên người tiêu dùng còn bỡ ngỡ.
- Thanh Long Vỏ Vàng Ruột Trắng : Loại này có vỏ màu vàng, ruột trắng. Giống này xuất xứ từ Thái Lan và được trồng tại Việt Nam vài năm gần đây. Mẫu mã trái tương đối lạ mắt. Về năng suất và khả năng tiêu dùng thì chưa được kiểm chứng.
Trong trái thanh long có chứa rất nhiều dinh dưỡng như vitamin C, B1, B2, B3. Các khoáng chất như Sắt, Canxi. Photpho. Theo nhiều nguyên cứu cứ ăn 100gram thanh long sẽ cung cấp cho cơ thể 21mg vitamin C, 3g chất xơ và mang lại 60 calo cho cơ thể.
Vì thế việc sử dụng trái thanh long hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta giảm được các bệnh như viêm khớp, ung thư, táo bón,.. Ngoài ra, nó giúp cho chúng ta cải thiện được sức khỏe như cải thiện thị lực, tiêu hóa, tóc, tim mạch,... Đặc biệt, người muốn giảm cân nên sử dụng trái này một lần trong ngày.
Việc canh tác thanh long cũng rất phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Các kỹ thuật chăm sóc cây thanh long cho từng giai đoạn, các loại côn trùng gây hại phổ biến, cũng như các bệnh phổ biến khác. Chúng tôi sẽ chia sẽ cho bạn ở những bài viết dưới đây, giúp cho bạn có kiến thức tổng quan nhất để canh tác mang lại năng suất cao nhất. Hãy theo dõi chúng tôi !